Tác Động Tình Hình Căng Thẳng Giữa Nga – Ukraine Đến Giá Nhiên Liệu Thế Giới Và Thị Trường Chứng Khoán

Đăng ngày: 20/02/2022

Bài viết do đội ngũ cộng sự của Trường Doanh Nhân PR tổng hợp từ nhiều nguồn và biên tập lại.

Trong năm qua, khi Nga tập hợp lực lượng và vũ khí gần biên giới Ukraine, các lãnh đạo phương Tây liên tục cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công quy mô lớn. Trong khi đó, Mátxcơva phủ nhận cáo buộc lên kế hoạch tấn công, dù vẫn chưa rút lực lượng khỏi biên giới. Theo giới chuyên gia nhận định, nếu thực sự Nga tấn công nước láng giềng Ukraine, đây sẽ là một cuộc khủng hoảng an ninh thế giới tồi tệ và nguy hiểm nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh.

Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng Nga - Ukraine

Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng Nga – Ukraine

Xung đột giữa Nga – Ukaraine đã diễn ra từ lâu và ngày càng trở nên sâu sắc do tác động bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, phải kể đến 2 tác nhân chính sau đây:

Thứ nhất, Ukraine là một trong những nước thuộc Liên bang Xô Viết cũ trước khi liên bang này tan rã. Những nước thuộc Liên bang Xô Viết luôn muốn tách ra để giành độc lập về mặt chính trị và không muốn phụ thuộc vào liên bang. Tuy nhiên, phía Nga quan niệm rằng các quốc gia này vẫn luôn là một phần của Nga, không thể tách rời. Chính vì vậy, để tăng cường sức mạnh của mình, Nga luôn đưa quân đội đến chiếm đóng những quốc gia này, gây ra căng thẳng toàn cầu.

Thứ hai, vì muốn tách ra khỏi sự phụ thuộc từ Nga mà Ukraine mong muốn tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu. Là một tổ chức quân sự thành lập năm 1949, NATO ra đời ban đầu gồm Hoa Kỳ, Canada và một số nước Tây Âu nhằm ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tế Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Các đồng minh trong NATO được phép đặt căn cứ quân sự, bệ phóng tên lửa… tại các nước thành viên. Do vậy, việc Ukraine gia nhập NATO là không thể chấp nhận được với Nga khi Châu Âu lại có tiềm lực quân sự sát biên giới nước mình, dấy lên lo ngại về kế hoạch thành lập các trung tâm huấn luyện quân sự của một số thành viên NATO ở Ukraine.

Ukraine mong muốn tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu

Tại sao xung đột Nga – Ukraine lại đẩy giá nhiên liệu lên cao? NORD STREAM 2 là gì?

Giả định cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra, thị trường nhiên liệu trên thế giới sẽ trải qua những đợt rung lắc vô cùng mạnh. Thực tế, 40% nguồn cung nhiên liệu của Châu Âu, đặc biệt là Đức, phụ thuộc vào Nga. Nếu Nga siết chặt nguồn cung thì nền công nghiệp đang phát triển của Châu Âu sẽ bị ngừng trệ khi các nhà máy không có nhiên liệu để hoạt động, logistics bị gián đoạn, người dân không có khí đốt để sưởi ấm…Chính vì thế, việc Nga giảm nguồn cung nhiên liệu sẽ gây ra khủng hoảng tại Châu Âu, tạo sức ép cho EU khi việc cung cấp nguồn nhiên liệu mang tính chính trị cao này bị gián đoạn.

Thêm vào đó, trước giờ Nga vẫn đang cung cấp nhiên liệu cho Châu Âu thông qua đường ống của nhà máy NORD STREAM 1 của mình. Tuy nhiên, nhà máy NORD STREAM không thuộc sở hữu của tư nhân mà thuộc quyền kiểm soát của nhà nước nên mọi quyết định của nhà máy là do Tổng thống Nga Putin chỉ đạo. Bên cạnh đó, ngoài đường ống NORD STREAM 1 thì Nga còn một đường cung cấp nhiên liệu khác tới EU thông qua Ukraine và hằng năm, Nga phải trả cho Ukraine một khoản tiền lớn để được phép trung chuyển nhiên liệu. Do vậy, nếu Nga dành được quyền kiểm soát Ukraine thì Nga dĩ nhiên sẽ tiết kiệm được khoản chi phí đắt đỏ này.

Đáng chú ý, hiện tại, Nga đang gần hoàn thành đường ống thứ hai cùng tuyến với NORD STREAM 1 là NORD STREAM 2. Nếu đường ống NORD STREAM 2 hoàn thành thì nguồn cung của Nga vào EU sẽ tăng gấp đôi, giải quyết được nhu cầu luôn thiếu nhiên liệu của Châu Âu. Cụ thể, điểm đến của 2 đường ống này là Đức. Sau đó, Đức có thể bán lại nguồn nhiên liệu này cho các nước còn lại trong khu vực Châu Âu. Vì thế, Đức trở thành quốc gia được hoặc mất nhiều nhất khi đường ống này có hoàn thành hay không trong tương lai. Bên cạnh đó, ngoài Nga là nguồn cung chính thì Đức còn một nhà cung cấp lớn thứ hai là Mỹ. Tuy nhiên, nguồn khí đốt từ Nga có giá rẻ hơn Mỹ.

Nga đang gần hoàn thành đường ống thứ hai cùng tuyến với NORD STREAM 1 là NORD STREAM 2

Tác động đến thị trường thế giới

Có thể thấy rằng, một cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế thế giới. Tại Mỹ, giá xăng dầu vốn đang tăng sẽ tiếp tục tăng vọt, thể hiện sự bất ổn của kinh tế khi Nga – quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt hàng đầu thế giới – bị lôi vào một cuộc chiến tranh, dù với đối thủ bị đánh giá là yếu hơn. Thị trường chứng khoán Mỹ vốn đang yếu ớt cũng sẽ lao dốc không phanh khi người dân mất niềm tin vào sự hồi phục kinh tế trong khi lạm phát ở Mỹ đang ở mức cao, 7.5% – tồi tệ nhất kể từ năm 1982.

Bên cạnh đó, xung đột Nga – Ukraine cũng sẽ khiến kinh tế châu Âu đi xuống, kéo theo khủng hoảng năng lượng khi nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn. Viễn cảnh u ám này chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư, khiến chiều bán tăng mạnh trên các sàn chứng khoán nhưng bù lại, khả năng cao giá cổ phiếu xăng dầu sẽ tăng trong thời gian tới.

Bài viết liên quan:

Vượt stress bằng cách thực hành lòng biết ơn

Viết ra những điều bản thân cảm thấy biết ơn mỗi ngày là cách để vượt qua giai đoạn khó khăn, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, theo các chuyên gia. Khi nói về phương pháp giúp tinh thần và thể chất ổn định, người ta thường nhắc đến việc tập thể dục và ăn uống...

Tính ích kỷ

Tác giả: Sébastien Eskenazi Nguồn bài viết: Vnexpress.net Tôi là người Pháp, đã gặp người vợ Việt Nam của mình cách đây hơn chục năm. Khi mối quan hệ trở nên nghiêm túc, chúng tôi thống nhất sẽ sống ở Việt Nam (không có ý định...

Quản Lý Bản Thân

Quản Lý Bản Thân Viết bởi  Peter F. Drucker Chúng ta đang sống trong thời đại của những cơ hội chưa từng có: Nếu bạn có tham vọng và trí tuệ, bạn có thể vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực mà mình đã chọn, cho dù bạn bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, cơ hội đi kèm với trách...