Triển Vọng Tăng Trưởng Ngành Thủy Sản Năm 2022

Đăng ngày: 27/01/2022

Bài viết do đội ngũ cộng sự của Trường Doanh Nhân PR tổng hợp từ nhiều nguồn và biên tập lại.

Tình hình chung của ngành thủy sản năm 2021

Nhìn lại năm 2021, chuỗi giá trị thủy sản bị gián đoạn đã tác động tiêu cực đến nguồn cung và logistics của ngành trong khi nhu cầu đã tăng dần tại các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu do HORECA dần mở cửa trở lại trong năm.

Cụ thể, sự khởi sắc hơn của thị trường xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm đã dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra đều công bố kết quả đáng khích lệ kể từ Q2/2021 và có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong Q3/2021.

Dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra

Nhóm thủy sản chủ lực: tôm và cá tra xuất khẩu

Trong bối cảnh cạnh tranh đối với tôm, Ấn Độ vật lộn với sự gián đoạn chuỗi giá trị thì Ecuador nổi lên với thành công tuyệt đối, tiếp theo là Việt Nam và Indonesia. Xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu tiếp tục tăng mạnh, lần lượt tăng 23% và 13% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chậm hơn, giảm 25% so với cùng kỳ do các quy định nghiêm ngặt về dịch Covid- 19 tại các cảng biển Trung Quốc.

Về xuất khẩu cá tra, Việt Nam vẫn duy trì vị trí dẫn đầu. Tăng trưởng xuất khẩu được thúc đẩy bởi thị trường Mỹ ( tăng 50% so với cùng kỳ) cả về sản lượng và giá, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường lớn nhất) và Châu Âu (mặc dù đã có Hiệp định EVFTA) vẫn kém khả quan, lần lượt giảm 26% và 20% so với cùng kỳ. Giá cá tra chạm đáy trong Q4/2020, sau đó dần phục hồi trở lại. Giá cá tra bình quân tại Mỹ hiện đạt 3,40 USD/kg (tăng 50% so với cùng kỳ), tương đương 75% mức giá đỉnh trong năm 2018.

Bên cạnh đó, sản lượng cá tra phi lê cũng tăng 8% so với cùng kỳ, giá bán bình quân tăng 10% so với cùng kỳ và biên lợi nhuận gộp (+110 bps) sẽ mở rộng trong năm 2022 nhờ nhu cầu tăng mạnh ở Mỹ, cũng như sự phục hồi ở thị trường Châu Âu và Trung Quốc.

Tôm là một trong hai sản phẩm xuất khẩu trong nhóm thủy sản chủ lực

Triển vọng tăng trưởng năm 2022

Với sự xuất hiện không ngừng của các biến thể mới, kế hoạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 vẫn khiêm tốn ở mức 8,73 tấn về sản lượng và 9 tỷ USD về giá trị, không tăng trưởng và giống với năm 2021 ở những điểm sau đây:

1) Nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế

2) Áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài 

3) Chi phí vận chuyển cao (nhưng sẽ ổn định và về mức thấp trong khoảng Q2/2022)

Tuy nhiên, giá cá nguyên liệu tăng do thiếu hụt diện tích nuôi trồng (diện tích nuôi cá tra giảm 30-50% so với cùng kỳ), dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tạm thời trong Q1/2022. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí cho cá nguyên liệu và có thể làm giảm biên lợi nhuận của các công ty sản xuất trong Q1/2022 vì rất khó để chuyển hoàn toàn sang giá bán bình quân. Tiếp sau đó, tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm dần trong Q2/2022 do chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng và giá cá nguyên liệu đã tăng lên. Mặc dù vậy, những biến động của thị trường và tính chu kỳ vốn có của nó sẽ tiếp tục là những thách thức lớn của ngành thủy sản.

 

Bài viết liên quan:

Vượt stress bằng cách thực hành lòng biết ơn

Viết ra những điều bản thân cảm thấy biết ơn mỗi ngày là cách để vượt qua giai đoạn khó khăn, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, theo các chuyên gia. Khi nói về phương pháp giúp tinh thần và thể chất ổn định, người ta thường nhắc đến việc tập thể dục và ăn uống...

Tính ích kỷ

Tác giả: Sébastien Eskenazi Nguồn bài viết: Vnexpress.net Tôi là người Pháp, đã gặp người vợ Việt Nam của mình cách đây hơn chục năm. Khi mối quan hệ trở nên nghiêm túc, chúng tôi thống nhất sẽ sống ở Việt Nam (không có ý định...

Quản Lý Bản Thân

Quản Lý Bản Thân Viết bởi  Peter F. Drucker Chúng ta đang sống trong thời đại của những cơ hội chưa từng có: Nếu bạn có tham vọng và trí tuệ, bạn có thể vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực mà mình đã chọn, cho dù bạn bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, cơ hội đi kèm với trách...