Xuất Nhập Việt Nam Tháng 12 Và Cả Năm 2021

Đăng ngày: 17/02/2022

Bài viết do đội ngũ cộng sự của Trường Doanh Nhân PR tổng hợp từ nhiều nguồn và biên tập lại.

Sau 3 năm hoành hành, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng, đặc biệt là ngành xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tổng quan góc nhìn xuất – nhập khẩu

Trước sự xuất hiện không ngừng của các biến thể mới, nhiều quốc gia đã lựa chọn biện pháp đóng cửa biên giới nhằm phòng chống dịch bệnh, kéo theo xu hướng tiêu dùng sản phẩm nội địa thay vì hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, nhiều nước đã sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, các rào cản kỹ thuật để tăng cường bảo hộ sản phẩm nội địa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản, gây ra những biến động trên thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu giảm sút, tình hình xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, Việt Nam vẫn là quốc gia giữ vững đà tăng trưởng của mình, thể hiện qua tình hình xuất – nhập khẩu tháng cuối năm và cả năm 2021.

Tổng quan góc nhìn xuất - nhập khẩu (1)

Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12/2021

Trong tháng 12/2021, hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu ước tính đạt 66,21 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 34,59 tỷ USD, tăng 8,5% (tương đương 2,7 tỷ USD) và giá trị nhập khẩu đạt 31,62 tỷ USD, tăng 3,1% (tương đương hơn 1 tỷ USD) so với tháng 11/2021.

Cũng trong tháng 12/2021, Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 45,77 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI chiếm gần 24,6 tỷ USD, tăng 6,5% và giá trị nhập khẩu chiếm 21,18 tỷ USD, tăng 3,4%.

Có thể thấy, hoạt động xuất – nhập khẩu trong tháng cuối năm đã đạt được những kết quả khá ấn tượng. Cụ thể, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 12 đạt mức thặng dư 2,97 tỷ USD trong khi cán cân thương mại hàng hóa của cả nước trong năm 2021 đạt mức thặng dư 4,08 tỷ USD.

Tình hình xuất – nhập khẩu hàng hóa chung của cả nước trong năm 2021

Tính cả năm 2021, tổng trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 (tương đương 123,23 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% (tương đương 53,68 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% (tương đương 69,54 tỷ USD).

Đồng thời, so sánh với năm 2020, tổng trị giá xuất – nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2021 đạt 463,43 tỷ USD, tăng 24,6% (tương đương 91,55 tỷ USD). Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 245,22 tỷ USD, tăng 20,9% và nhập khẩu đạt 218,21 tỷ USD, tăng 29,1%.

Cụ thể, trị giá xuất – nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là:

  • Châu Mỹ: 139,21 tỷ USD, tăng 24,3%.
  • Châu Âu: 73,4 tỷ USD, tăng 15%.
  • Châu Đại Dương: 14,21 tỷ USD, tăng 45,2%.
  • Châu Phi: 8,32 tỷ USD, tăng 23,8%.

Nhóm hàng xuất khẩu chính năm 2021

Nhóm hàng xuất khẩu chính năm 2021 (1)

Điện thoại các loại và linh kiện:

Đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD (tăng 23%); thị trường Hoa Kỳ đạt 9,69 tỷ USD (tăng 10,3%); EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD (giảm 9,1%),…

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện:

Đạt 50,83 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,76 tỷ USD (tăng 22,9%); Trung Quốc đạt 11,1 tỷ USD (tăng nhẹ 0,1%); EU (27 nước) đạt 6,57 tỷ USD (tăng 6,1%),…

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác:

Đạt 38,3 tỷ USD, tăng mạnh 41% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 17,82 tỷ USD (tăng mạnh 45,9%); EU (27 nước) đạt 4,36 tỷ USD (tăng 47,2%); Trung Quốc đạt 2,88 tỷ USD (tăng 48,5%); Hàn Quốc đạt 2,57 tỷ USD (tăng 25,3%),…

Nhóm hàng dệt may, gỗ và thuỷ sản:

Đạt mức tăng trưởng về giá trị xuất khẩu 2021 tăng lần lượt 9,9%; 19,7% và 5,6% so với năm 2020.

Tựu chung lại, năm 2021 là một năm đầy khó khăn và thách thức với những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục và dần có những chuyển biến tích cực. Tại Việt Nam, mặc cho sự đứt gãy kéo dài của chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức xuất siêu (dù chỉ đạt 20% so với năm 2020) và là tiền đề quan trọng cho nền kinh tế bước vào năm 2022.

Bài viết liên quan:

Vượt stress bằng cách thực hành lòng biết ơn

Viết ra những điều bản thân cảm thấy biết ơn mỗi ngày là cách để vượt qua giai đoạn khó khăn, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, theo các chuyên gia. Khi nói về phương pháp giúp tinh thần và thể chất ổn định, người ta thường nhắc đến việc tập thể dục và ăn uống...

Tính ích kỷ

Tác giả: Sébastien Eskenazi Nguồn bài viết: Vnexpress.net Tôi là người Pháp, đã gặp người vợ Việt Nam của mình cách đây hơn chục năm. Khi mối quan hệ trở nên nghiêm túc, chúng tôi thống nhất sẽ sống ở Việt Nam (không có ý định...

Quản Lý Bản Thân

Quản Lý Bản Thân Viết bởi  Peter F. Drucker Chúng ta đang sống trong thời đại của những cơ hội chưa từng có: Nếu bạn có tham vọng và trí tuệ, bạn có thể vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực mà mình đã chọn, cho dù bạn bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, cơ hội đi kèm với trách...