Trong môi trường kinh doanh hiện nay, công ty rất cần một lượng lao động có quy mô đủ trước khi nói đến cá nhân phù hợp (rất ít công ty sử dụng hết tiềm lực lao động và đặc biệt là tình trạng hợp đồng lao động dư thừa xuất hiện nhiều). Do đó, biện pháp để khắc phục tình trạng trên nghĩa là buộc phải cắt giảm nhân sự để đưa quy mô về thế công bằng.
Tổng quan
Nếu doanh nghiệp có quy mô “đủ” nhưng lại cần người phù hợp thì người ta phải cắt giảm ngay người không phù hợp. Ở mặt khác nữa, nếu gặp môi trường kinh tế khó khăn mà xuất hiện những nhân viên hiệu suất thấp sẽ dẫn đến việc còn tệ gấp nhiều lần so với việc không tuyển được người (vì sử dụng lương của công ty mà không làm được gì). Nếu cố tình dùng họ, thì lập tức họ sẽ trở thành tiêu chuẩn chung (tiêu chuẩn rất thấp vì khi người thái độ tốt nhìn vào so sánh với thái độ tồi thì lương vẫn như vậy). Hậu quả là việc giữ lại người có hiệu suất thấp đồng nghĩa với việc giữ lại “chuẩn thấp” và nó rất dễ trở thành chuẩn chung của công ty, vì vậy, công ty rất dễ mát đi hiệu suất lao động nên một trong những biện pháp tốt nhất chính là lập tức sa thải họ.
Sa thải nhân viên là một việc mang tính khó khăn nhất (trong khi đó tuyển dụng là việc quan trọng nhất) mặc dù với bất cứ lý do gì. Do đó phải ra quyết định rất quyết đoán nhưng sự quyết đoán ấy phải dựa trên nền tảng đó là phải có tình, cụ thể hơn là ở các khía cạnh vềvề:
- Sự quan tâm;
- Đủ pháp lý;
- Giúp đỡ người ta;
- Hoặc cho người ta một lời khuyên.
Các kỹ thuật sa thải nhân sự:
Lựa chọn không gian
Hãy chú trọng đến địa điểm gặp mặt trò chuyện khi đưa ra quyết định sa thải đối với nhân viên của mình. Khi bạn chú ý tới điều này, nó không chỉ giúp nhân viên giữ được “thể diện” trước mặt các đồng nghiệp của mình mà còn giúp cho những nhân viên khác thấy được rằng bạn là một nhà quản lý “tốt” khi bạn chú trọng và quan tâm tới thái độ, tinh thần của nhân viên mình.
Bao gồm nhân chứng
Với việc tiến hành quyết định sa thải nhân viên thì bận nên cần thêm một nhân chứng có liên quan trực tiếp hoặc là người phụ trách quản lý nhân viên đó vì họ sẽ có thể giúp bạn xác thực cho quyết định của bản thân mình là đúng hay sai. Đồng thời, khi có người thứ ba xuất hiện, điều đó cũng sẽ khiến cho nhân viên bị sa thải sẽ cảm thấy quyết định đó mang tính “khách quan”, chứ không phải là quyết định xuất phát từ ý thích, quan điểm hay cảm xúc của mình.
Giải đáp tất cả những thắc mắc của nhân viên
Khi phải nhận quyết định sa thải từ công ty, nhân viên đôi khi họ sẽ đặt ra câu hỏi rằng: liệu mình đã vi phạm những quy chế hay làm không tốt ở điểm nào, những lỗi bị mắc phải? Khi đó, là một người đưa ra quyết định, bạn hãy cố gắng giải đáp tất cả những thắc mắc, trăn trở của họ về quyết định của mình. Đồng thời với việc làm đó, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về bản thân mình còn có những khuyết điểm hay chưa phù hợp ở điểm nào để từ đó có thể rèn luyện, phát triển bản thân mình tốt hơn từng ngày và tìm kiếm cho bản thân mình một công việc thích hợp hơn.
Đề xuất cho nhân viên những cơ hội mới
Khi tiến hành đưa ra quyết định sa thải nhân sự do họ không thể đáp ứng những yêu cầu về mặt năng lực hay quy chế của công ty nữa thì hãy sắp xếp hoặc giới thiệu cho nhân viên của mình biết về những công việc khác phù hợp hơn để tiếp tục phát triển bản thân mình. Điều đó sẽ làm cho nhân viên của bạn thấy bạn không bỏ rơi họ, quan tâm, tận tâm tới nhu cầu phát triển bản thân mình.
Chú ý đến những vấn đề liên quan đến pháp luật
Bất kì khi ra một quyết định nào cũng cần tuân thủ với quy định của pháp luật. Do đó khi phải sa thải nhân sự, bạn cần phải tuân thủ và chấp hành nghiệm túc những quy định của pháp luật và các điều khoản đã thỏa thuận với nhân viên của mình. Bộ luật lao động ở Việt Nam có những quy định rất chặt chẽ cũng như kèm theo các điều khoản, hình phạt đối với doanh nghiệp trong trường hợp tiến hành sa thải nhân viên không chính đáng.
Tôn trọng nhân viên
Trong quá trình tiến hành sa thải nhân sự, người quản lý cần thể hiện thái độ tôn trọng nhân viên của mình. Có thể trong quá trình làm việc, nhân viên có phạm phải những sai lầm, sai sót lớn dẫn đến hậu quả là hiệu suất và hiệu quả của công việc không được như kế hoạch và mục tiêu đã đặt ra nên phải dẫn đến quyết định sa thải. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì họ cũng bỏ ra rất nhiều công sức xuyên suốt quá trình làm việc tại công ty. Vì vậy, khi ra quyết định, hãy thể hiện một thái độ tôn trọng và lịch sự, biết ơn đối với họ. Đồng thời, hãy gửi cho họ một thông báo về việc ghi nhận những đóng góp cũng như cảm ơn đối với những nỗ lực trong suốt thời gian qua.
Kết thúc buổi gặp mặt sa thải trong một thái độ tích cực
Hãy cố gắng luôn giữ một thái độ tích cực xuyên suốt quá trình trao đổi với nhân viên về quyết định của mình. Điều đó không chỉ khiến nhân viên cảm thấy họ được trân trọng, trân quý mà còn giúp cho họ có thêm sự tự tin khi tìm những công việc mới trong tương lai vì bạn luôn tôn trọng những cống hiến mà họ đã làm được cho công ty mình.