Phần 2: Chứng Khoán
Khi nhìn lại hai năm cực kỳ thăng hoa 2020 – 2021 của thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng, với sự tác động kép từ sức nóng của thị trường chứng khoán kết hợp cùng lợi nhuận đột biến đã đẩy giá hàng loạt cổ phiếu chứng khoán thăng hoa, mức tăng bằng lần không hiếm tại nhóm cổ phiếu này, cá biệt có mã tăng tới 10 lần chỉ trong chưa khoảng 2 năm 2020 đến 2021.
Nhưng câu chuyện đến hết nửa đầu năm 2022 đã dần thay đổi khác, khi thanh khoản thị trường đã có phần bị thu hẹp với việc nguồn tiền đổ vào thị trường chứng khoán đã không còn dồi dào như trước, không còn xuất hiện những phiên giao dịch với tổng mức thanh khoản trên 1 tỷ USD liên tiếp nhiều tuần liền. Dựa trên số liệu thống kê, thanh khoản bình quân trong phiên trên sàn HoSE bắt đầu xu hướng giảm mạnh từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 11/2021. Sau đó trong các tháng tới, giá trị giao dịch bình quân đạt mức 13.800 tỷ đồng/phiên, đạt mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
Mang đặc tính của một ngành có chu kỳ kinh doanh biến động mạnh, cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng diễn biến khá nhạy cảm, biên độ biến động rất cao. Điều đó đã khiến cho các CTCK từ đầu ngành đến những CTCK nhỏ đều không thoát khỏi áp lực bán tháo đến từ thị trường. Do đó, đây có thể xem là nguyên nhân dẫn đến việc nhà đầu tư nhận định triển vọng ngành cũng như các cổ phiếu trong ngành trở nên khó khăn hơn nhiều trong giai đoạn tới. Ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp đến từ kết quả kinh doanh của các CTCK, thanh khoản giao dịch thấp càng khiến cho lượng cung khó có thể hấp thụ được vì lượng cung dồi dào từ các đợt phát hành tăng vốn liên tục trước đó, dẫn đến việc cổ phiếu bị pha loãng khá nhiều.
Tổng quan toàn ngành tính từ thời điểm tạo đỉnh vào T11/2021 đến giai đoạn tạo đáy thì nhóm Chứng khoán đã có đà rơi khá mạnh, biên độ giảm khoảng 60%. Nguyên nhân chính đến từ nhận định của các nhà đầu tư với nhóm ngành này sẽ có xu hướng giá tỉ lệ thuận với thanh khoản thị trường khi đà giảm rất nhiều so với giai đoạn trước (đã giảm 50-60%).